Vật liệu xây dựng là một ngành làm giàu tiềm năng ở Việt Nam hiện nay. Để đạt lợi nhuận cao, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng tỉ mỉ, khoa học. Nếu bạn là người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng, những chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ là điều bạn cần đó.
Các loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay
Kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) là bán tất cả những vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng. Chúng có thể là vật liệu tự nhiên như đất, cát, gỗ,… cũng có thể là vật liệu nhân tạo, tổng hợp.
Vật liệu xây dựng được chia thành nhiều nhóm khác nhau như:
Vật liệu cơ bản
Vật liệu xây dựng cơ bản là phần thô có quyết định tới độ vững chắc và tuổi đời của công trình. Đây cũng là những vật liệu mà mọi công trình đều cần đến và được lựa chọn chủ yếu để kinh doanh. Có thể biết đến một số loại vật liệu cơ bản bao gồm: xi măng, sắt, thép, cát, sỏi, đá, gạch xây,…
Vật liệu xây dựng kết cấu
Vật liệu xây dựng kết cấu được dùng để làm chất kết dính. Mục đích là để tạo mối liên kết các vật liệu khác và tạo trạng thái cân bằng cho các công trình xây dựng.
Các loại vật liệu xây dựng kết cấu phổ biến phải kể đến như:
- Vữa xây dựng (hỗn hợp xi măng – vôi hoặc xi măng – cát – phụ gia,…).
- Bê tông (gồm chất kết dính – cốt liệu thô – cốt liệu mịn,…)
- Phụ gia xây dựng (gồm phụ gia hóa học, phụ gia khoáng hoạt tính và các loại phụ gia đặc thù khác).
Vật liệu xây dựng hoàn thiện
Vật liệu xây dựng hoàn thiện nằm trong các khâu cuối cùng chuẩn bị để bàn giao công trình. Chúng giúp cho công trình tăng tính thẩm mỹ và có những công dụng sinh hoạt cơ bản cho người sử dụng.
VLXD hoàn thiện có thể là:
- Vật liệu hoàn thiện tường, trần (gạch ốp tường, sơn nước, vật liệu nhựa composite, thiết bị vệ sinh, hệ thống điện nước,…)
- Vật liệu hoàn thiện sàn (bao gồm các loại vật tư trang trí phần sàn như gạch lát nền, gỗ lát sàn,…).
Vật liệu nội ngoại thất
VLXD ngoại thất là phần tách ra từ vật liệu xây dựng hoàn thiện có tác dụng để trang trí cho công trình. Nó bao gồm: vật tư nội thất, vật tư ngoại thất,…
Vì vật liệu xây dựng cực kỳ đa dạng nên các chủ kinh doanh thường lựa chọn một nhóm hoặc một vài loại chủ lực để kinh doanh. Tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và điều kiện kinh doanh mà chủ cửa hàng lựa chọn cho phù hợp.
Các bước kinh doanh vật liệu xây dựng cho người mới
Để kinh doanh thu về lợi nhuận cao thì chắc chắn bạn phải có một kế hoạch định hướng hoàn hảo. Phần nội dung này được tổng hợp từ những kinh nghiệm kinh doanh của các chủ cửa hàng giỏi trong lĩnh vực này. Hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Khảo sát thị trường
Dù kinh doanh mặt hàng gì, trước tiên bạn cũng cần khảo sát thị trường để có cái nhìn tổng quát nhất. Khi khảo sát thị trường, bạn cần làm rõ được các vấn đề như:
- Khách hàng là ai? Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng của họ như thế nào? Họ có xu hướng mua những vật liệu xây dựng loại nào?
- Đối thủ cạnh tranh? Bao nhiêu? Những đối thủ đó bán mặt hàng gì? Họ hoạt động như thế nào? Chiến lược kinh doanh của đối thủ là gì?
- Ngoài ra, khảo sát thị trường sẽ giúp bạn xác định được các mặt hàng nào đang bán chạy, các sản phẩm thị trường cần nhưng chưa được đáp ứng tốt,…
Khảo sát thị trường càng tỉ mỉ, chi tiết, bạn sẽ càng dễ tiến hành các bước tiếp theo.
Lựa chọn mặt hàng chủ lực
Như đã nói ở trên, buôn bán vật liệu xây dựng là ngành nghề khá đa dạng, bạn không nên lựa chọn nhiều loại mặt hàng khác nhau. Bởi lẽ, nếu kinh doanh tất cả các loại vật liệu sẽ cần số vốn rất lớn, đặc biệt sẽ rất khó quản lý và nhiều rủi ro.
Việc kinh doanh một số mặt hàng chủ lực sẽ giúp tối ưu hóa năng suất làm việc, dễ quản lý và hiệu quả hơn. Vậy nên, bạn hãy chỉ chọn một vài mặt hàng chủ lực để kinh doanh.
Chuẩn bị vốn kinh doanh vật liệu xây dựng
Như đã nói ở phần 2, chúng ta chỉ nên lựa chọn một nhóm sản phẩm chủ lực để kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được nguồn vốn đầu tư. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ kinh doanh vật liệu xây dựng thì vật liệu thô dễ kinh doanh và hiệu quả cao nhất.
Với nhóm vật liệu xây dựng này, chủ kinh doanh sẽ chi ít nhất khoảng 300 triệu đồng cho tiền nhập hàng ban đầu. Bạn sẽ nhập được các mặt hàng vật liệu thô như: xi măng, cát, đá, gạch, sắt thép. Ngoài ra, nếu cần thuê mặt bằng, bạn cũng cần xác định khoản chi này trước. Cùng các chi phí khác bao gồm: tiền mua phương tiện vận chuyển (khoảng 100 triệu – 200 triệu với xe tải, xe công nông,…).
Nhìn chung, tổng nguồn vốn cơ bản bạn cần để mở một cửa hàng vật liệu xây dựng nhỏ khoảng 500 triệu (bao gồm cả tiền dự phòng kinh doanh).
Tìm nguồn hàng
Sau khi xác định được vật liệu để kinh doanh, chuẩn bị đủ vốn, bạn cần tìm nguồn hàng. Một nguồn hàng uy tín, chất lượng, giá cả phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng để quyết định lợi nhuận. Ngoài ra, nguồn hàng đảm bảo sẽ giúp tạo dựng lòng tin tốt với khách hàng.
Có rất nhiều nguồn hàng khác nhau khi kinh doanh vật liệu xây dựng bạn có thể lựa chọn như:
- Tổng đại lý vật liệu xây dựng trong khu vực: Tại đây bạn sẽ nhập được hàng giá niêm yết, hàng rõ nguồn gốc, xuất xứ, thông tin được kiểm định.
- Nhập từ công ty vật liệu xây dựng: Nếu bạn nhập qua công ty, bạn sẽ trở thành đại lý phân phối. Nhập hàng qua công ty sẽ có những ưu đãi, chiết khấu.
- Nhập vật liệu xây dựng nước ngoài, phổ biến là từ Trung Quốc: Nhập vật liệu từ Trung Quốc nguồn đa dạng, giá rẻ. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc để lựa chọn được nguồn hàng và đơn vị hỗ trợ nhập hàng uy tín như: Piget, Võ Minh Thiên, Cẩm Thạch Company, Nhập hàng Siêu Tốc,…
Mặt bằng và kho
Với người kinh doanh vật liệu xây dựng thì mặt hàng và kho vật liệu là điều cực kỳ quan trọng. Trong đó, mặt bằng nên ở mặt đường, rộng, thoáng, giao thông thuận tiện để vận chuyển hàng dễ dàng. Kho bãi cũng cần nằm gần mặt bằng kinh doanh để tiện kết nối hoạt động. Kho cần rộng rãi, khô thoáng, không bị ẩm mốc. Vật liệu ở khô nên để riêng cho dễ lấy, không bị trộn lẫn.
Định giá sản phẩm
Giá cả vật liệu xây dựng thường thay đổi tùy vào nguồn cung và các yếu tố khác nhau. Bạn cần kết hợp giá nhập hàng với giá mặt bằng chung trên thị trường để định giá sản phẩm cho phù hợp. Trong quá trình kinh doanh, bạn cũng cần cập nhật giá cả thường xuyên để cập nhật giá cả hợp lý đối với thị trường.
Đăng ký và hoàn tất thủ tục kinh doanh
Sở Kế hoạch và Đầu tư là nơi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các cửa hàng vật liệu xây dựng. Bạn cần hoàn thiện các thủ tục theo mẫu của Sở tư vấn, đăng ký dấu và thông báo lên cổng thông tin quốc gia.
Ngoài ra, bạn cũng cần hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế địa phương và nộp thuế môn bài qua tài khoản ngân hàng đã đăng ký.
Triển khai kế hoạch marketing
Thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Theo kinh nghiệm lâu năm trong ngành Marketing của Mona SEO nếu muốn thu hút khách hàng thì cần có một kế hoạch marketing cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp. Bạn nên kết hợp chiến lược marketing offline và online để tiếp cận rộng rãi khách hàng.
Bên cạnh làm bộ nhận diện thương hiệu, làm biển cửa hàng, tờ rơi,… bạn nên liên hệ công ty thiết kế web MonaMedia để được tư vấn thiết kế website giới thiệu thương hiệu và sản phẩm giúp bạn có thể tiến hành chiến dịch SEO hoặc quảng cáo để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả nhanh nhất.
Trên đây là gợi ý kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng chi tiết cho người mới. Hi vọng với bài chia sẻ trên đây, bạn sẽ có định hướng kinh doanh phù hợp.
Xem thêm: Vật liệu composite là gì? Ưu và nhược điểm của composite