Thời tiết nắng nóng ở Việt Nam ngày càng có dấu hiệu khắc nghiệt hơn nhiều. Khi mật độ cây xanh không còn bao phủ khắp mọi nơi. Trái đất ngày càng nóng lên là mối nguy cơ đe dọa cho các loài vật nuôi, cây trồng. Để tránh nắng, nhiều người đã tìm đến nhiều giải pháp chống nóng khác nhau. Tuy nhiên vẫn không đạt được kết quả như mong đợi. Sẽ hoàn toàn tốt khi bạn áp dụng cách chống nóng cho vật nuôi, cây trồng được xem là hiệu quả nhất dưới đây.
Tại sao cần chống nóng cho vật nuôi, cây trồng?
Mùa hè, nắng nóng, khô hạn diễn ra thường xuyên. Dưới cái nắng gay gắt, có lúc nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C. Đặc biệt thường khắc nghiệt nhất là ở các tỉnh miền Trung khiến cho cây trồng bị khô héo. Đồng ruộng nứt nẻ, không thể canh tác, năng suất thấp. Những diện tích cây trồng cạn, rau màu lại phải đối mặt với nguy cơ cháy héo. Giảm năng suất, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho bà con.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, nắng nóng cũng là yếu tố khiến nguồn lực chăn nuôi giảm đáng kể. Nhiều loài vật nuôi không chịu nổi nắng nóng. Do vậy ngày càng gầy còm, ốm yếu. Dễ phát sinh ra các loại bệnh như: cảm nắng, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, tụ huyết trùng…Một số nơi vật nuôi chết hàng loạt, nhất là đối với gia cầm.
Trước diễn biễn nói trên, người dân cũng đã áp dụng cách chống nóng cho vật nuôi, cây trồng. Nhằm bảo vệ tốt cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng tốt trong mùa hè.
Cách chống nóng cho vật nuôi, cây trồng
Chống nóng cho vật nuôi, cây trồng là yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện nay. Đảm bảo hạn chế được thiệt hại lớn về mặt kinh tế do nắng nóng gây ra. Nếu như những biện pháp của bạn chưa hiệu quả. Hãy áp dụng những giải pháp tốt từ các khuyến cáo của các chuyên gia dưới đây:
Cách chống nóng cho cây trồng
Cách chống nóng cho các loại rau màu
Hiện nay, số lượng rau màu được trồng ở nước ta với diện tích rất lớn. Bà con cần áp dụng chống nóng bằng cách làm giàn che, lưới che, chọn các loại khay nhựa phù hợp. Hoặc có thể trồng các loại cây dây leo làm bóng mát để chống nắng cho rau. Tưới nước phương pháp phun sương hoặc nhỏ giọt. Dùng hệ thống tưới bằng đầu béc để tưới nhẹ nhàng. Tránh làm hư hỏng rau màu. Thời điểm tưới là vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát.
Với những diện tích rau màu đã chết. Bà con có thể chuyển sang trồng các loại cây khác như mướp đắng, ớt. Với những diện tích có điều kiện đặc thù, không thể chuyển đổi cơ cấu giống. Bà con cần áp dụng cách chống nóng như phủ rạ mặt ruộng, làm giàn che lưới. Cần thường xuyên duy trì nước trong rãnh giữa các luống để làm mát đất…
Chống nóng cho các loại cây ăn quả
Cây ăn quả là loại cây cho năng suất cao. Nhưng để bảo vệ chúng trong thời tiết nắng nóng, bà con cầu lưu ý:
Lắp đặt hệ thống tưới bằng béc hoặc nhỏ giọt cho cây ăn quả. Có thể tưới hàng ngày hoặc 2 ngày/ lần. Với những cây ăn quả còn nhỏ, yếu có thể làm lưới che để chống nóng cho cây, thường xuyên kiểm tra, chọn dùng những loại phân bón phù hợp từ các công ty sản xuất phân bón uy tín nhằm kiểm soát tình trạng cây hiệu quả nhất. Ủ gốc giữ ẩm cho cây bằng nhiều cách như: ủ cỏ, rơm rạ, thân cây ngô. Hoặc có thể sử dụng các loại vật dụng khác có khả năng giữ ẩm tốt.
Chú ý đặc biệt đến việc chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng. Bằng cách khoan giếng hoặc chủ động đắp đập giữ nước. Đào hồ hoặc xây các bể tích trữ nước vào mùa hè. Việc tưới nước cũng cần đảm bảo đủ lượng nước. Đồng thời cũng vừa phải tiết kiệm để tránh lãng phí vì nước mùa hè thật khan hiếm. Hơn nữa còn tránh lãng phí tốn tiền công và tiền điện…
Cách chống nóng cho vật nuôi
Vật nuôi mùa nắng không được chống nóng sẽ gặp nhiều nguy cơ thiệt hại. Dưới đây là cách chống nóng cho vật nuôi an toàn nhất:
Xây dựng chuồng trại
Khi xây dựng chuồng trại nên chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh. Chọn nơi có nhiều cây xanh che bóng mát để vật nuôi được che nắng trong ngày hè. Hướng chuồng xây theo hướng đông nam hoặc hướng nam. Những hướng này sẽ tránh được ánh nắng chiếu trực tiếp vào chuồng nuôi. Ngoài các vật liệu như cây cọ, lá dừa, rơm có sẵn. Nếu có điều kiện nên sử dụng các loại vật liệu cách nhiệt như tôn lạnh lợp mái. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chiều cao từ sàn chuồng đến đỉnh mái tối thiểu là 2,7m. Với những chuồng trại cũ ẩm thấp, cần cơi nới cao hơn để chống nắng, chống nóng.
Thực hiện tốt các biện pháp chống nóng chuồng nuôi
Cách chống nóng cho vật nuôi bằng cách che chắn chuồng trại cũng khá hiệu quả. Sử dụng lưới đen, bạt và một số vật dụng có sẵn che chắn xung quanh chuồng. Tạo sự thông thoáng, thoáng mát, giảm nhiệt độ chuồng nuôi. Thiết kế hệ thống giàn phun nước trực tiếp lên mái chuồng nuôi. Đặc biệt là vào những thời điểm nắng nóng cao độ từ 11 giờ trưa đến 16 giờ chiều.
Bên trong chuồng cần tăng cường quạt điện thổi hơi nóng, khí độc từ chất thải vật nuôi. Lắp quạt nên ngang tầm lưng gia súc. Không treo quạt từ trên trần, chúng sẽ thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia súc. Nếu là kiểu chuồng kín, bà còn nên tăng cường hệ thống quạt thông gió. Kiểm tra giàn mát bằng hơi nước để ổn định nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng. Với các loại gia cầm như gà, vịt nuôi trên đệm lót. Bà con cần làm đệm mỏng hơn, hạn chế sức nóng từ mặt đệm. Hơn nữa còn làm tăng thêm nhiều sào đậu cho gia cầm.
Nên hỗ trợ trồng thêm nhiều cây cối xung quanh chuồng trại để giảm bức xạ ánh nắng. Chú ý nên trồng những loại cây có tính sát khuẩn càng tốt.
Chú ý đến chế độ ăn uống
Ngoài tìm cách chống nóng cho vật nuôi, bà con cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Thời tiết nắng nóng cùng những yếu tố về môi trường, độ ẩm tác động không tốt. Chúng ta sẽ thấy vật nuôi thường chán ăn, bỏ ăn và uống nước nhiều hơn. Vì thế, hãy đảm bảo được chế độ ăn uống bằng cách:
- Tăng cường cho vật nuôi ăn những thức ăn xanh, chất đạm. Giảm lại lượng tinh bột và chất béo.
- Cho ăn vào sáng sớm và chiều mát để đảm bảo thức ăn không bị ôi thiu
- Đảm bảo cho vật nuôi đầy đủ nước uống. Đảm bảo chuồng trại không bị ẩm ướt, nhất là nền chuồng
- Bổ sung lượng nước cần thiết cho vật nuôi bằng cách tăng lượng chất điện giải. Hoặc cho uống nước pha muỗi để tăng cường hơn hệ miễn dịch.
Thực hiện chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý
Chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý rất quan trọng. Chế độ hợp lý nhất phải được áp dụng dành cho mỗi loại vật nuôi khác nhau:
- Đối với gà: Chú ý giảm mật độ nuôi nhốt vật nuôi cũng là cách chống nóng cho vật nuôi. Với gà trong giai đoạn úm, mật độ thích hợp nhất là 45 – 50 con/ m2. Với gà từ 0,5 – 1kg mật độ thích hợp nhất là 20 – 25 con/ m2. Với gà từ 2 – 3kg mật độ thích hợp nhất là 6 – 8 con/ m2. Thời tiết nắng nóng quá bạn nên thả gà ra vườn, ra gốc cây quanh chuồng là tốt nhất.
- Đối với lợn: Với lợn nái từ 0,5 – 1kg mật độ thích hợp nhất là 3 – 4 con/ m2. Với lợn thịt mật độ thích hợp nhất là 2 con/ m2. Nên tắm mát cho lợn từ 1 – 2 lần/ ngày để đàn lợn luôn mát mẻ.
- Đối với trâu bò: Nên chăn thả vào sáng sớm và chiều mát. Buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh và bóng mát để chúng nghỉ ngơi đỡ nóng. Tắm cho trâu, bò từ 2 -3 lần/ ngày để làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống.
Tăng số lượng máng uống và cung cấp đủ nước mát, nước sạch cho vật nuôi. Đồng thời cần bổ sung thêm các vitamin C, đường glucose giải nhiệt. Nâng cao khả năng đề kháng cho vật nuôi. Kiểm tra và điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp. Giảm những thức ăn tinh để hạn chế sinh nhiệt. Hạn chế vận chuyển khi trời nứng nóng. Nếu đi xa thì nên có mật độ hợp lý, thường xuyên dừng nghỉ và bổ sung nước uống đầy đủ cho vật nuôi.
Tăng cường các kế hoạch vệ sinh thú y
Vệ sinh thú y cũng là một trong những cách chống nóng cho vật nuôi. Hạn chế được mầm bệnh nảy sinh và giảm thiệt hại chết chóc do nắng nóng. Cần tăng số lần thu dọn, vệ sinh chất thải trong chuồng. Đó là cách để giảm bớt sức nóng, khí độc sinh ra từ quá trình phân giải chất thải của vật nuôi. Đảm bảo cho chuồng trại luôn khô ráo và sạch sẽ. Phun thuốc sát trùng định kỳ hoặc khi có dịch bệnh xảy ra nhằm hạn chế được tối đa sự lây lan của bệnh dịch. Hơn nữa cần tiêm phòng đầy đủ các loại vac-xin theo hướng dẫn của thú y.
Mặt khác, thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi. Phát hiện sớm những vật nuôi có dấu hiệu bất thường. Cách ly và theo dõi kịp thời khi vật nuôi bị ốm. Hạn chế tối đa những vật nuôi chết hàng loạt, khó kiểm soát. Tốt nhất, cần báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, tuyệt đối không nên thả rông vật nuôi giữa thời tiết nắng nóng, dễ gây cảm cho vật nuôi.
Cách chống nóng đối với nuôi trồng thủy sản
Nguồn lợi thủy sản vô cùng quan trọng, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản thường gặp khá nhiều rủi ro. Nhất là rủi ro xảy ra trong thời tiết nắng nóng. Ngoài các gia súc, gia cầm, chống nóng đối với nuôi trồng thủy sản cũng rất quan trọng. Đảm bảo cho thủy sản không bị thiệt hại do thời tiết nắng nóng gây ra. Bà con cần áp dụng các giải pháp hiệu quả sau:
- Đảm bảo thường xuyên cung cấp lượng nước đầy đủ trong ao nuôi
- Trồng các loại cây bóng mát xung quanh
- Thả bèo tây trên mặt nước
- Che chắn một phần diện tích cho ao nuôi để chống nóng, chống nắng cho thủy sản
- Áp dụng các biện pháp chống nóng ngay từ đầu mùa vụ để đảm bảo hiệu quả dài lâu.
Kết luận
Áp dụng các cách chống nóng cho vật nuôi, cây trồng có thể nói là việc làm cấp thiết. Nhất là khi nhiệt độ ngày càng tăng cao như hiện nay. Không những hạn chế tối đa các thiệt hại do nắng nóng gây ra. Mà còn thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển tốt của cây trồng, vật nuôi. Nâng cao năng suất, mang đến lợi nhuận cao cho bà con. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bà con lựa chọn được giải pháp chống nóng cho vật nuôi, cây trồng tốt nhất.