cách pha chế nhựa composite

Cách pha chế nhựa composite đúng cách, chuẩn mực nhất

Với một nền kinh tế hiện đại, đổi mới như hiện nay cũng kéo theo các vật dụng phục vụ đời sống con người cũng ngày càng trở nên cao cấp, sang trọng hơn. Một trong số các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất hiện đại nhất cần kể đến đó chính là nhựa composite được xếp hạng là một số các nguyên liệu nhựa được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Bởi nó có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với các ưu điểm về độ bền và tính thẩm mỹ cao. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết về cách pha chế nhựa composite này sao cho chuẩn nhất nhé!!!

1. Nhựa composite là gì?

Nhựa composite hay còn có tên gọi khác là nhựa FRP (Fibeglass Reinfored Plastic) có nghĩa là nhựa cốt sợi thủy tinh. Là một hỗn hợp giữa vật liệu nhựa rắn và vật liệu gia cường nhằm tăng thêm sự bền chắc của nhựa tránh sự giòn dễ vỡ.
Khác với các loại nhựa khác (PE, PP, PVC) nhựa composite là một loại nhựa được kết hợp giữa pha nhựa và pha chất độn thêm vào. Thêm chất độn vào trong nhựa composite nhằm mục đích tăng tính vật lý bền vững, dẻo dai hạn chế vỡ của nhựa nguyên thủy.

Nhựa composite là gì?
Nhựa composite là gì?

2. Ưu và nhược điểm của nhựa composite :

– Ưu điểm:

  • Ưu điểm khác biệt lớn nhất phải nói đến của nhựa composite chính là sự linh động trong việc thay đổi các cấu trúc hình học cũng như sự phân bố và các thành phần nguyên vật liệu cấu thành tạo nên một loại vật liệu mới có độ bền phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Ngoài ra vật liệu nhựa này còn có khả năng kháng các chất có tính ăn mòn cao, các hóa chất và tiết kiệm được chi phí trong quá trình bảo quản bởi khi sử dụng nhựa composite bạn không cần phải sơn phủ lớp chống ăn mòn nữa.
  • Nhựa composite có khối lượng riêng nhỏ, có độ cứng, tính bền về cơ học cao (bền với nhiệt độ gần 3000 độ) và khả năng uốn kéo tốt.
  • Tránh mất nhiều thời gian cho việc gia công, tạo hình, tạo màu, thay đổi hình dạng hay khi sửa chữa, đồng thời hạn chế được chi phí cần thiết để đầu tư các thiết bị, máy móc sản xuất, chi phí bảo dưỡng.
  • Có tuổi thọ sử dụng dài hơn so với các vật liệu khác (tuổi thọ gấp khoảng 2-3 lần so với kim loại, gỗ).

– Nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc tái chế, tái sử dụng các vật dụng bị lỗi, bị hư hỏng một số bộ phận trong quá trình sản xuất.
  • Mất nhiều thời gian khi gia công.
  • Nguyên liệu thô ban đầu được mua với giá thành khá cao sẽ kéo theo giá bán sản phẩm cũng tăng theo.
  • Chất lượng của vật liệu nhựa composite bị phụ thuộc, ảnh hưởng nhiều bởi tay nghề của công nhân
  • Việc phân tích tính cơ học, vật lý, hóa tính của mẫu vật tương đối phức tạp.

3. Thành phần vật liệu của nhựa composite

3.1 Thành phần chính

– Sau đây là một số thành phần chính của nhựa composite và được chia thành một số nhóm chính sau:

+ Nhóm sợi khoáng chất: bao gồm các sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi gốm.

+ Nhóm sợi tổng hợp ổn định nhiệt: sợi Kermel, sợi Nomex, sợi Kynol, sợi Apyeil.

+ Các nhóm sợi khác: sợi gốc thực vật như giấy, sợi đay, sợi gai, sợi dứa, sơ dừa; sợi gốc khoáng chất: sợi Amiang, sợi Silic; sợi nhựa tổng hợp: sợi polyeste, sợi polyamitl sợi kim loại: thép, đồng, nhôm..v…v…

Nhìn chung, một số nguyên liệu để tạo thành nhựa composite có nguồn gốc là hóa chất, có thể được xếp vào các nhóm hàng nguy hiểm, chính vì vậy khi các công ty sản xuất muốn chế tạo nhựa composite cần phải thuê các công ty, đơn vị hỗ trợ vận chuyển hàng nguy hiểm tại: http://vanchuyenhangnguyhiem.vn/ để trung chuyển nguyên vật liệu cũng như thành phẩm, không nên tự vận chuyển bằng các loại xe cơ giới thông thường vì có thể gây hại nếu xảy ra sai sót.

3.2 Thành phần và cấu tạo

– Theo các thông tin chi tiết cho thấy thì mỗi vật liệu composite bao gồm một hoặc nhiều pha gián đoạn và được phân bố trong một pha liên tục nhất nghĩa là mỗi vật liệu composite  đều được pha từ một loại vật liệu nằm trong số các cấu trúc vật liệu composite. Đối với những trường hợp nhựa composite pha liên tục được gọi là vật liệu nền còn gọi là matrix, nhiệm vụ của vật liệu nền này dùng để làm nhiệm vụ liên kết các pha gián đoạn lại, ở đây pha gián đoạn có nghĩa là cốt hay vật liệu dùng để tăng cường gia cố được trộn vào để pha nền làm cho cơ tính hơn và có tính kết dinh chống mòn chống xước nhiều hơn.

– Các bạn có biết là trong nhựa cốt sợi thủy tinh FRP thì nhựa sẽ đóng vai trò liên kết, sợi thủy tinh đóng vai trò vật liệu gia cường Chính vì lý do này thì nhựa FRP có tính năng cơ lý hơn nghĩa là nhựa có thể chịu nén chịu uốn chịu được lực kéo nhiều và có những cơ năng cao hơn bất kỳ một loại nhựa nào khác mà loại nhựa đó không có cốt liệu sợi thủy tinh ví dụ như là PVC, PP, PE, ABS..v…v… Chính vì nhựa có cốt sợi thủy tinh và có khả năng vượt trội về cơ lý nên sản phẩm nhựa FRP đã được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp và dân dụng.

Thành phần và cấu tạo của nhựa composite
Thành phần và cấu tạo của nhựa composite

4. Cách pha chế nhựa composite

– Đối với bất kể ngành nghề nào cũng vậy sẽ có cách thức làm chế tạo và pha chế khác nhau. Đối với ngành nhựa composite này cũng vậy, trong việc pha chế nhựa thông thường sẽ áp dụng theo một tỉ lệ nhất định để có thể đạt được các sản phẩm như bạn mong muốn. Thông thường trong ngành nhựa luôn có một tỉ lệ pha chế nhất được như tỉ lệ 1:8 – 1:10 nghĩa là 1 phần chất đông cứng pha chung với 8 hoặc 10 polyester resin, epoxy hoặc là vinylester hoặc tùy theo nhu cầu gia công và khoảng thời gian cần khô nhanh hoặc khô chậm để chúng ta có thể áp dụng một tỉ lệ thích hợp nhất. Đối với một số loại nhựa có quá trình đông cứng và khô quá nhanh khiến cho bạn không xử lý kịp thời thì cần phải pha loãng nhựa lại để có thể có thờ gian xử lý kịp thời để đem lại sản phẩm tốt.

– Một số điều cần lưu ý hơn trong cách pha chế nhựa composite đó chính là trong quá trình thực hiện hay còn gọi là gia công nhựa composite thì cần phải tuân thủ lưu ý và thực hiện tốt một số các biện pháp an toàn như sau: đối với bảo hệ sức khỏe của bản thân thì cần phải đeo khẩu trang, đeo kính bảo hộ mắt và trang bị đầy đủ những vật dụng để bao về tay chân như là ủng găng tay đồ bảo hộ thân thể trong suốt cả quá trình tiếp xúc với Polyester Resin vì những chất đó có trong nhựa composite hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp thẩm thấu qua da hoặc ở dạng thể khí khi các nguyên liệu tiếp xúc với nhau ảnh hưởng đến các cơ thể của bản thân mình

Cách pha chế nhựa composite trong công nghiệp
Cách pha chế nhựa composite trong công nghiệp

5. Một số sản phẩm từ vật liệu nhựa composite

– Dưới đây là một số những sản phẩm cơ bản được tạo ra từ nguyên liệu chính đó là nhựa composite và sử dụng những công nghệ cao để tạo ra những sản phẩm cần thiết như sau để phục vụ cho nhu cầu đợi sống.
• Vỏ động cơ tên lửa
• Vỏ tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ
• Bình chịu áp lực cao.
• Ống dẫn composite, ống dẫn xăng dầu 3 lớp cao cấp
• Ống dẫn nước sạch, nước thô, nước nguồn composite (hay còn gọi là ống nhựa cốt sợi thủy tinh);
• Ống dẫn chất bẩn, nước thải, dẫn hóa chất của composite
• Ống thủy nông, ống dẫn nước nguồn qua vùng nước ngậm mặn, nhiễm phèn;
• Vỏ bọc các loại bồn chứa hóa chất, trang trí nội thất, mặt bàn, mặt ghế, tấm panell composite
• Hệ thống ống dẫn thoát rác cho nhà cao tầng
• Hệ thống sứ cách điện, sứ polymer, sứ cilicon, sứ epoxy các loại sứ chuỗi, sứ đỡ, sứ cầu giao, sứ trong các bộ thiết bị điện, chống sét, cầu chì;
• Lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp;
• Làm vỏ tàu thuyền, ghe composite (vỏ lãi)
• Thùng chở hàng, Thùng rác công cộng
• Mô hình đồ chơi trẻ em

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về nhựa composite cũng như cách pha chế nhựa composite bao gồm nguồn gốc nguyên liệu, thành phần cấu trúc và các ưu nhược điểm, những điều cần lưu ý khi pha chế nhựa. Mình mong rằng những thông tin trên đây sẽ đem lại những thông tin cần thiết cho các bạn và góp phần củng cố kiến thức về nhựa cho các bạn đang làm về ngành nghề nhựa này.