Composite là một trong những vật liệu được sử dụng và ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống chẳng hạn như trong lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực hàng hải, lĩnh vực quốc phòng hay lĩnh vực hàng không nhất là trong thiết kế nội thất.
Ngay sau đây bạn hãy tìm hiểu ngay Ứng dụng composite trong thiết kế nội thất và trong cuộc sống như thế nào trong bài viết này nhé!
I/ Vật liệu composite là gì?
Khái niệm: Vật liệu composite hay còn được gọi là vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu compozit. Đây là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau để tạo nên một vật liệu có tính chất vượt trội hơn so với vật liệu ban đầu, khi mà vật liệu này được làm việc một cách độc lập.
Bạn có thể thấy rằng nhựa composite ngày một sử dụng rất rộng rãi ở trên thị trường và hầu như không phải ai cũng biết về nó. Vậy nhựa composite đó là gì và là loại vật liệu tổng hợp hai hay nhiều chất liệu khác nhau.
Nhựa composite được chia làm 2 loại: Pha nhựa và chất độn
1. Tính chất nhựa composite
Về tính chất của nhựa composite thì khối lượng riêng của nó tuy bé nhưng tính năng cơ lý lại cao hơn nhiều so với các loại vật liệu thông thường khác như thủy tinh, gốm, gỗ,…Hơn nữa vật liệu composite còn có khả năng chịu được trong môi trường hóa chất cao và không tốn kém trong công tác bảo quản, chống ăn mòn cũng như không yêu cầu phải có sơn bảo quản.
2. Thành phần và cấu tạo của nhựa composite
Bạn hãy biết rằng nhựa composite đều có thể có một hay nhiều pha gián đoạn, tuy nhiên những pha này được phân bố ở trong pha nhất định và duy nhất.
Trong đó, pha liên tục có thể gọi là vật liệu nền và có nhiệm vụ liên kết các pha gián đoạn lại với nhau và pha gián đoạn sẽ là cốt được trộn vào pha nền để nhằm tăng cơ tính, sự kết dính, chống ăn mòn và chống nước.
Nhựa có vai trò liên kết còn những sợi thủy tinh sẽ giữ vị trí như một vật liệu gia cường và có khả năng chịu nén, chịu uốn, chịu kéo tốt hơn so với các loại nhựa không có cốt sợi thủy tinh như nhựa PVC, PP, PE hay ABS…
II/ Phân loại composite
Composite được chia làm 2 loại:
– Theo tính chất, thành phần
+ Compozit nền hữu cơ ( nhựa, hạt ), các vật liệu cốt có dạng sợi hữu cơ ( polyamit, kevlar), dạng sợi kim loại (bo, nhôm ), dạng sợi khoáng ( thủy tinh, cacbon ).
+ Composit nền khoáng: Hạt kim loại ( chất gốm), hạt gốm ( niton, cacbua), sợi kim loại( bo).
+ Compozit nền kim loại gồm hợp kim nhôm, hợp kim titan và có một số độn dạng hạt như sợi khoáng C, Si hay sợi kim loại Bo,..
– Theo hình dạng
+ Compozit dạng sợi là một trong những vật liệu tăng cường có dạng sợi, chất độn cũng dạng sợi nhằm tăng cường khả năng chống chịu vật liệu nền.
+ Compozit dạng hạt sẽ là vật liệu tăng cường dạng hạt, các tiểu phân dạng hạt độn sẽ được phân tán với polymer.
1. Ưu điểm
Nhựa composite có 7 ưu điểm sau đây và bạn cần phải biết
- Nhựa composite hoàn toàn có thể thay đổi cấu trúc hình học, phân bố của các vật liệu thành phần để tạo ra vật liệu mới với độ bền cao hơn.
- Có khối lượng riêng nhỏ, độ bền cơ học cao, có độ cứng và lực uốn, kéo tốt.
- Hoàn toàn có thể sử dụng được trong mọi thời tiết, chống lão hóa, tia UV cao với khả năng cách nhiệt và điện tốt.
- Có khả năng kháng hóa chất, ăn mòn khá cao
- Cách thức gia công và chế tạo đơn giản, dễ dàng và vô cùng nhanh chóng
- Thời gian sử dụng lâu hơn kim loại gỗ khoảng từ 2-3 lần.
2. Nhược điểm
- Rất khó có thể tái chế hoặc tái chế sử dụng khi bị hư hỏng hay là phế phẩm trong quá trình sản xuất.
- Giá thành của nguyên liệu thô khá cao với phương pháp thi công khá tốn thời gian.
- Khả năng phân tích cơ, lý hóa tính vô cùng phức tạp
- Bị phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ của người gia công
III/ Ứng dụng composite trong thiết kế nội thất
1. Được sử dụng làm vật liệu trang trí ngoài trời
Composite nhờ vào khả năng chống thấm nước khá tốt, ẩm mốc và chịu được sự thay đổi của thời tiết bất thường mà có thể nói vật liệu composite được ưa chuộng khi lựa chọn chất liệu của sản phẩm trang trí ở ngoài trời.
Để dễ bảo quản và vệ sinh cho nên composite hầu như sẽ được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất trang trí ngoài trời chẳng hạn như bàn ghế, chất liệu cho hồ bơi.
2. Được sử dụng làm sản phẩm trang trí
Với tính chất có thể kết hợp được nhiều vật liệu khác nhau mà đôi khi lại dễ dàng trong khâu uốn nắn, tạo hình hay có thể là các công nhân, nghệ sỹ tin tưởng và chọn lựa vật liệu composite trong suốt quá trình sáng tạo.
Tuy nhiên, một số đồ vật trang trí như bình hoa hay là tượng thì đều có thể tạo được dáng vẻ riêng so với không gian hiện đại kèm với chất liệu composite
Vậy nên, chất liệu này hầu như được sử dụng để chế tác bình hoa, tượng và tạo ra những điều hoàn toàn mới, có điểm nhấn khá độc đáo cho không gian nội thất hiện đại.
3. Tạo ra các vật liệu khác từ composite
Nhờ vào thế, tính đa cấu trúc vật liệu mà đã tạo ra hàng trăm, hàng nghìn mẫu mã có kiểu dáng vô cùng bắt mắt có bề ngoài đặc trưng và hầu như sẽ nghĩ rất khó trong việc làm giả kim loại, gỗ tự nhiên, đá,..Nhưng do dễ trong công tác bảo quản và thấm nước nên composite thường được trang trí ngoài trời.
Vật liệu composite ngoài được ứng dụng trong thiết kế nội thất mà nó còn được ứng dụng cho các lĩnh vực khác nữa chẳng hạn như lĩnh vực hàng không, trong lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực công nghiệp hóa chất, trong lĩnh vực dân dụng, hàng hải, trong quốc phòng.
– Trong lĩnh vực hàng không/ vũ trụ: Với lĩnh vực này thì hầu như hiện nay có một số bộ phận của máy bay dường như được thay thế bằng chất liệu composite, bộ phận dẫn hướng, cánh, khung xương và thân máy bay. Số 50% còn lại sẽ được sử dụng trong các bộ phận khác.
Bạn cũng không phải ngạc nhiên quá nhiều khi được ứng dụng và ngành hàng không bởi tính bền cũng như độ tương ứng cao. Sử dụng chất liệu compozit đôi khi sẽ giúp cho trọng lượng của máy bay giảm đi khá nhiều và tiết kiệm được nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả cao trong kinh tế. Một số chi tiết phức tạp dần dần cũng được sử dụng vật liệu composite vừa giảm chi phí lắp đặt vừa giảm được nhiều chi tiết.
– Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Hầu như các chi tiết của xe sẽ được thay thế bằng chất liệu composite và còn được sử dụng để thay thế gỗ, ván, sắt để mang lại những phương tiện nhẹ hơn mà hiệu quả mang lại vô cùng tốt.
– Trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất: Làm bồn chứa kiềm, bồn chứa dung dịch acid,..
– Trong lĩnh vực hàng hải:Thì sử dụng chất liệu composite nhằm phục vụ cho việc sản xuất tàu, thuyền, làm ghe hoặc là thùng.
– Trong lĩnh vực quốc phòng: Trong lĩnh vực này thì chất liệu composite vừa phục vụ cho việc sản xuất các phương tiện máy bay, phi thuyền, tàu, cano và các thiết bị phục vụ cho quân đội như bia tập bắn, bồn chứa nước, hóa chất,..
Với những ưu điểm và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như vậy thì vật liệu composite thì hầu như ngày một khẳng định vị trí của mình trong thiết kế nội thất và các lĩnh vực khác. Hy vọng những gì trong bài viết Ứng dụng composite trong thiết kế nội thất mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp rất nhiều cho bạn, giúp cho bạn hiểu hơn được những thành phần, cấu tạo, đặc điểm hay có thể là một số ưu nhược điểm của vật liệu composite. Không những vậy, bạn còn biết cách sử dụng vật liệu composite vào những lĩnh vực, những công việc gì, bạn sẽ nắm bắt nhiều hơn và có thể sử dụng được trong công việc của mình nhằm mang lại những không gian, kiến trúc, phong cách nội thất đa dạng.