Hiện nay công nghệ ngày càng phát triển hơn, thì trong lĩnh vực thông tin cũng mang đến nhiều bước tiến đột phá hơn. Một trong số đó phải kể đến các Software Developer hay còn gọi theo nghĩa tiếng việt là “kỹ sư phần mềm”. Vậy kỹ sư phần mềm là gì? Họ làm những công việc gì thì bạn hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết này của chúng tôi dưới đây nhé!.
Kỹ sư phần mềm, họ là ai?
Có thể nói rằng, kỹ sư phần mềm là những người có kiến thức sâu rộng và cũng là người am hiểu về ngôn ngữ lập trình, trong phát triển phần mềm cũng như các hệ điều hành trên máy tính.
Từ đó họ có thể ứng dụng có nguyên tắc, áp dụng công nghệ ở trong từng giai đoạn phát triển phần mềm, hoặc bạn có thể hiểu đơn giản hơn đó là họ là người tạo ra phần mềm, một số hệ thống khác ở trên phần mềm của mình hoặc phần mềm của người khác.
Thông thường, thì các kỹ sư về công nghệ thông tin sẽ có bằng cấp có liên quan đến khoa học máy tính. Và họ sẽ có kỹ năng phân tích, giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến phần mềm. Ngoài ra, họ còn là người luôn luôn chủ động tìm kiếm và học hỏi một số kiến thức mới, nhất là trong kỹ năng giao tiếp.
Các kỹ năng của kỹ sư phần mềm
Các kỹ sư phần mềm cần nắm vững một số kỹ năng, các kiến thức có liên quan đến công việc của mình, mã code và lập trình các phần mềm
- Nền tảng ngành khoa học – máy tính
- Thiết kế phần mềm
- Giải thuật và cấu trúc các dữ liệu
- Phân tích các thông tin và yêu cầu
- Tìm kiếm sửa lỗi khi phần mềm gặp vấn đề
- Test phần mềm, bảo đảm cho phần mềm chạy đúng yêu cầu, tối ưu hóa phần mềm sao cho phần mềm không bị lỗi.
- Có khả năng giải quyết các vấn đề cũng như suy luận logic
- Có thể làm việc được với nhóm và quản lý nhóm
- Kỹ năng trong lập kế hoạch, hướng dẫn và đào tạo
- Kỹ năng trong giao tiếp , trình bày
- Kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng ra quyết định và quản lý rủi ro.
Những công việc mà kỹ sư phần mềm sẽ làm là gì?
Để rèn luyện kỹ năng của mình cũng như nâng cao cơ hội ứng tuyển thì các kỹ sư công nghệ thông tin cần phải hiểu rõ về các công việc mà họ đang làm hàng ngày là gì? Ngay ở phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến cho bạn một số công việc mà kỹ sư phần mềm cần làm.
Xác định được nhu cầu của khách hàng
Để mang lại các ý tưởng mới, đạt đúng yêu cầu và mang lại hiệu quả cao nhất. Thì trước hết bạn cần phải đi khảo sát thị trường, trong đó phải kể đến việc bạn phải thu thập mọi ý kiến cũng như nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, trong công việc thì không chỉ mình Software Engineer mới phải tìm hiểu khách hàng, mà hầu hết mọi lĩnh vực đều phải làm như vậy. Chính vì vậy mà chúng tôi mới có thể hiểu được các nhu cầu của khách hàng, từ đó cho ra đời một số sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp với thực tế. Từ đó tiếp cận được với người tiêu dùng, với khách hàng gần hơn, nhằm tăng nhu cầu mua hàng.
Chịu trách nhiệm thiết kế những ứng dụng mới
Software Developer có trách nhiệm mang đến những sản phẩm mới. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ mà kỹ sư phần mềm cần làm, khi đó kỹ sư phần mềm cần phải có một bản thiết kế hoàn chỉnh để có thể triển khai công việc sao cho đúng kế hoạch.
Phụ trách kiểm tra và đồng thời cài đặt ứng dụng
Một khi bạn đã có bản thiết kế hoàn chỉnh cùng với các câu lệnh, dòng code cụ thể thì các kỹ sư phần mềm sẽ tiến hành triển khai cài đặt và phát triển ứng dụng phần mềm. Khi đó, nhiệm vụ của họ chính là viết sẵn thành một sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
Và nó cũng giống như công việc sản xuất vậy, khi đó bạn cần phải thực hiện theo từng giai đoạn, và bạn hãy lưu ý là không được bỏ sót thêm bất cứ một công đoạn nào và bảo đảm cho sản phẩm không bị lỗi.
Phối hợp với lập trình viên để tạo mã code
Ở vấn đề này thì nhiều người vẫn còn lầm tưởng rằng kỹ sư phần mềm và lập trình viên chính là một người. Tuy nhiên bạn cần phải hiểu rõ rằng, đây chính là hai vị trí hoàn toàn khác biệt trong một Software Company.
Tại đây, chúng có một điểm chung duy nhất là hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và đều phục vụ cho người dùng, mang đến cho người dùng những trải nghiệm thiết thực cũng như các giải pháp phục vụ cho công việc kinh doanh.
Cho dù là ở hai công việc khác nhau, nhưng vẫn sẽ hỗ trợ nhau và cùng nhau phát triển và một số ứng dụng vẫn cần phải tạo nên từ các mã code thì mới hoàn thành được. Vậy nên, khi đó các kỹ sư phần mềm cần phải phối hợp với lập trình viên để viết mã code sao cho sản phẩm có thể hoàn thành xong một cách nhanh chóng.
Bảo trì cho toàn hệ thống
Nhằm giữ cho tuổi thọ cũng như nâng cấp một số tính năng nhằm mang lại cho người dùng nhiều trải nghiệm hơn trong các dịch vụ. Và mỗi một sản phẩm được tạo ra thì không thể nào không có khâu bảo trì cho toàn hệ thống được đúng không nào?
Cơ hội và mức lương kỹ sư phần mềm
Trong các năm gần đây thì lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và lập trình phần mềm nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Và đây là một trong những lịch vực được đánh giá cao khá cao và nó có thể miễn dịch với nền kinh tế khủng hoảng hiện nay.
Tuy nhiên, ở một số nơi trên thế giới thì số lượng nhân lực công nghệ thông tin thực tế sẽ dự kiến tăng hơn 30% ở năm 2020, theo như Computerworld. Thế nhưng, tại Việt Nam theo báo cáo gần nhất thì nhu cầu tuyển dụng vị trí kỹ sư phần mềm tăng đến 56% ở năm 2019 và 2020 và cho đến thời điểm hiện tại vẫn không có dấu hiệu giảm.
Theo như báo cáo, thống kê đã cho thấy được ở năm 2020 thì nhu cầu nhân lực thiết kế phần mềm khoảng 400.000 nghìn người vào sẽ tăng lên 500.000 người ở năm 2021. Và đặc biệt, về nhu cầu của các lập trình viên phần mềm sẽ tăng cao hơn, lương cũng tăng cao hơn so với các năm trước kia và các ngành nghề khác, mức chênh lệch sẽ dao động khoảng 1.000-1.500 USD/tháng.
Đối với những người ở vị trí giám sát, thì mức lương của họ sẽ rơi vào khoảng 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Còn các kỹ sư viết các chương trình phần mềm đơn giản thì chỉ khoảng 800-900 USD/ tháng và cao nhất là 1.200 USD/ tháng.
Những thách thức đối với một Software Developer
Tuy là vậy, nhưng những nhà kỹ sư phần mềm cũng gặp phải một số khó khăn, các vấn đề nan giải trong công việc. Một trong những vấn đề thách thức chính đó là:
- Trong giao tiếp: Khi đó, các Software Developer sẽ là trung tâm bảo đảm cho mọi dự án được hoàn thành đúng thời gian cũng như một số yêu cầu đầu vào của các bên liên quan.
- Đối với kỹ thuật: Khi đó các kỹ sư phần mềm sẽ có khả năng lập trình, nếu ngành công nghiệp thay đổi một cách chóng mặt thì đây chính là một trong những vấn đề trở ngại dành cho các lập trình viên trong một số logic hay những lập trình code ngày xưa sẽ không còn phù hợp với công nghệ của tương lai.
Khi đó, các kỹ sư phần mềm sẽ phải tìm kiếm và xác định một số công nghệ mới nhất, thích hợp nhất dành cho hệ thống.
- Hoạt động: Đối với vấn đề xử lý thông tin kỹ thuật, nghĩ, sáng tạo ý tưởng cho các phần mềm mới thì cần phải duy trì mọi hoạt động, bug và đồng thời gặp các khách hàng để thảo luận và nhận được sự chấp thuận từ phía khách hàng.
Kết luận
Để có thể giải quyết được những thách thức nêu trên, thì kỹ sư phần mềm cần phải rèn luyện cho bản thân mình một số kỹ năng quản lý cũng như chuyên môn. Và các kỹ sư phần mềm cũng cần phải có các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng quản lý dự án và phân bổ nguồn nhân lực phù hợp. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về công việc của một kỹ sư phần mềm hiện nay.
Xem thêm: Ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Top 5 ngành công nghiệp dễ có việc làm